Bạn đã bao giờ ghé một nhà hàng sang trọng, thưởng thức một món ăn và đặt ra câu hỏi tại sao có một phần thức ăn đặt trong một cái đĩa trắng to như vậy, để làm gì nhỉ? Hay bạn đã từng nghĩ tại sao một văn bản có những bài viết nhiều khoảng cách giữa các đoạn và phân đoạn dễ đọc hơn là một bài liền mạch từ đầu đến cuối mà không chia đoạn.
Trong thiết kế, những khoảng trắng như trong đĩa thức ăn làm tăng giá trị sản phẩm. Trong viết, nó tạo nhịp nghỉ. Khoảng trắng như thế như là nhân tố thầm lặng.

Đối với một người làm designer hay một marketer thì việc dùng những khoảng trắng là một yếu tố rất quan trọng không kém cạnh so với hình ảnh, màu sắc hay chữ viết.
Vậy, khoảng trắng trong thiết kế là gì?
Khoảng trắng hay còn gọi là khoảng không. Tìm hiểu từ số tài liệu trên mạng, bạn sẽ bắt gặp từ mang nghĩa tương tự như “white space” (khoảng trắng). Nó là một yếu tố vô hình nhưng hữu hình, là khoảng không gian trống, không có nội dung về chữ và hình ảnh, nằm giữa các đối tượng/đoạn văn trong bản thiết kế hoặc bài viết.
Khi ta nói “khoảng trắng” nhưng không nhất thiết phải là màu trắng. Nó có thể có bất kỳ màu gì. Khoảng trắng chỉ mang tính chất không gian, không có nội dung và đối tượng chiếm chỗ.
Vì sao ta nên dùng khoảng trắng trong thiết kế?
Trong viết lách
Khoảng trắng là khoảng cách chữ và dòng, là phần không gian trống tự nhiên hình thành. Một đoạn văn không có giãn cách chữ, dòng, hàng, đoạn,… sẽ làm cho đoạn văn trở nên co rút và rất khó đọc. Như vậy, bài viết có những khoảng cách chữ được kết hợp những khoảng cách lớn của những đoạn lớn hay giữa đoạn với hình ảnh được phân vùng bởi khoảng trắng sẽ giúp nâng cao khả năng đọc tổng thể và định hướng thị giác.
Bạn sẽ thấy điều này trong những cuốn tạp chí, những quyển sách hướng dẫn có nội dung kèm ô chữ trích dẫn đi kèm làm thu hút người đọc.
Trong thiết kế
Khoảng trắng giúp phân vùng các yếu tố thông tin. Trong quá trình làm việc giữa hai vị trí đan xen nhau, mình quan sát và nhận ra rằng khoảng trắng luôn là chủ để tranh luận giữa designer và marketer.
Đúng theo nguyên tắc phân chia bố cục thì việc sử dụng khoảng trắng tạo cảm giác thoáng và sang trọng cũng như đảm bảo việc trải nghiệm người xem.
Với một marketer thì khoảng trắng như phần không gian bị lãng phí, nó có thể thêm vài thông tin hay các yếu tố khác.
Khoảng trắng như là một công cụ tuyệt vời để cân bằng các yếu tố thiết kế và tạo ra sự bố cục chặt chẽ. Phần không gian lớn ngăn cách các yếu tố không gian nhỏ, các không gian nhỏ kết nối các yếu tố giúp người xem điều hướng thị giác về nội dung/hình ảnh nó muốn xem nhất.
Khi được sử dụng xen kẽ chữ và hình, khoảng trắng sẽ giúp các trang bìa, tạp chí thông thoáng và dễ theo dõi trong suốt thời gian dài người xem đọc những thông tin dồn dập một cách mệt mỏi.
Phân loại khoảng không
Như vậy, qua những lợi ích trên ta có thể phân loại các khoảng trắng như sau:
Khoảng trống chủ động (Active white space) – Phần không gian có ý thức của người viết/thiết kế nhấn mạnh và tạo cấu trúc cho bản thiết kế, hay tạo không gian nghỉ cho mắt, điều hướng thị giác để tập trung vào một thông tin quan trọng.
Khoảng trống bị động (Passive white space) – Phần không gian trống tự nhiên hình thành giữa các từ, dòng, đoạn văn hoặc không gian quanh một biểu tượng/yếu tố thiết kế mà không thể hiện ý đồ thiết kế. Nó giúp cải thiện tính thẩm mỹ của bố cục.
Từ bây giờ, khi chúng ta nhìn vào một bản thiết kế, ngoài những nhân tố tạo nên tác phẩm như hình ảnh minh họa, màu sắc, bố cục thì hãy chú ý đến khoảng trắng. Nó như một tiêu chí đánh giá một sản phẩm. Nó giúp tạo sự thông thoáng, tính trang trọng và điều hướng ánh nhìn vào tác phẩm đó.
Để tìm hiểu hơn về những nhân tố thầm lặng khác, cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh và nội dung của một thiết kế. Xin mời bạn đọc thêm bài viết …